Lập trình PLC có rất nhiều lệnh. Ở bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn nắm bắt được các lệnh cơ bản trong lập trình PLC .
Lập trình PCL có 13 lệnh cơ bản:
1. Lệnh LD (load)
Lênh LD được dùng để đặt điều kiện một tín hiệu đầu vào là một công tắc logic ở trạng thái thưởng mở ở bên trong chương trình. Với dạng chương trình ngôn ngữ Instruction, lệnh LD thường xuất hiện ở vị trí đầu tiên của một dạng chương trình hoặc mở đầu cho một khối logic.
Trong chương trình dạng ladder, lệnh LD thể hiện công tắc logic, mở đầu nối trực tiếp của một chương trình hay công tắc, mở đầu một khối logic.
2. Lệnh LDI (load Inverse)
Lệnh LDI dùng để đặt một công tắc logic thường đóng vào bên trong chương trình và luôn xuất hiện ở vị trí đầu tiên của một dòng chương trình hoặc mở đầu một khối logic.
Lệnh LD sẽ thể hiện công tắc logic thường đóng đầu tiên, nối trực tiếp bên trái với đường bus của một nhánh logic hay một công tắc.
3. Lệnh OUT
Lệnh OUT để đặt một rơ – le logic vào bên trong chương trình. Lệnh OUT sẽ được ký hiệu bằng dấu ( ) và nối trực tiếp với đường bus bên phải.
Lệnh Out chỉ cho phép một đầu ra nếu viết hai dòng lệnh trở lên thì sẽ sảy ra lỗi.
Tham số của lệnh OUT không duy trì được những trạng thái không chốt, giống với công tắc điều khiển.
4. Lệnh AND và OR
Ở dạng ladder và các công tắc thường mở nối tiếp hay mắc song song, thể hiện ở dạng Instruction là lệnh AND hoặc OR.
5. Lệnh SET và RST
Lệnh SET để chỉ trạng thái của tham số (chỉ cho phép dạng toán bit) lên logic 1 vĩnh viễn. Trong chương trình ngôn ngữ Ladder, lệnh SET sẽ xuất hiện ở cuối nhánh, bên phải, được thi hành khi điều kiện logic của tổ hợp các công tắc bên trái được thỏa mãn.
Lệnh SET và RST cho phép nhiều đầu ra khác với lệnh OUT chỉ cho phép một đầu ra, nếu cho hai đầu ra sẽ lỗi.
6. Lệnh AND và OR
Ở dạng ladder và các công tắc thường mở nối tiếp hay mắc song song, thể hiện ở dạng Instruction là lệnh AND hoặc OR.
7. Lệnh ANI và ORI
Ở dạng ladder, công tắc sẽ được mắc nối tiếp hay song song. Điều này thể hiện ở dạng Instruction là các lệnh ANI hay ORI.
Cổng logic EXCLUSIVE-OR
Cổng logic này khác với cổng OR ở chỗ là cho logic khi một trong hai ngõ, có logic 1. Nếu một trong hai ngõ mà có logic 1 thì kết quả logic sẽ là 0.
Logic thực hiện bằng hai nhánh song song, mỗi nhánh là những mạch nối tiếp của một ngõ vào ra còn lại.
Vậy nên, sẽ không thực hiện được lệnh logic này khi nó được biểu hiện bằng các tổ hợp các logic cơ bản đã nêu trên.
8. Lệnh ORB
Lệnh ORB tạo ra nhiều nhánh song song và phức tạp, bao gồm nhiều khối logic song song với nhau. Lệnh ORB sẽ được mô tả rõ rệt khi một chuỗi công tắc bắt đầu các lệnh LD song song với một nhánh trước đó.
9. Lệnh ANB
Lệnh ANB (AND block) không có tham số, lệnh được dùng để tạo ra các nhánh nối tiếp liên tiếp và phức tạp, gồm rất nhiều nhánh nối tiếp với nhau. Lệnh ANB được mô tả rõ nhất khi thực hiện nối tiếp nhiều khối công tắc được mắc song song với nhau.
10. Lệnh TIMER
Lệnh TIMER dùng để tạo độ trễ với thời gian cài đặt, sau khi đủ thời gian cài đặt, các tiếp điểm thường mở sẽ đóng lại và các tiếp điểm thường đóng sẽ mở lại.
11. Lệnh INC/DEC
Lệnh INC: Khi các thiết bị đầu vào được ON lên thì lệnh sẽ thực hiện làm tăng giá trị của một vùng nhớ lên một đơn vị. Đầu vào ON thì liên tục tăng.
Lệnh DEC: Ngược lại với lệnh INC khi các thiết bị đầu vào được ON lên thì lệnh sẽ thực hiện làm giảm giá trị của một vùng nhớ đi một đơn vị. Đầu vào ON thì liên tục giảm.
12. Lệnh MC-MCR
Lệnh MC-MCR là lệnh quản lý một đoạn chương trình mà khí có tín hiệu MC-MCR thì đoạn chương trình nằm giữa hai dòng lệnh này mới được thực hiện. Nếu không có tín hiệu cấp cho MC- MCR thì đoạn chương trình nằm giũa MC-MCR sẽ không nhận được tín hiệu ON-OFF của đầu vào.
13. Lệnh COUNTER
Lệnh COUNTER là lệnh đếm các giá trị đầu vào. Tức là khi các thiết bị đầu vào được ON lên một lần thì Counter sẽ đếm một lần và khi đầu vào được ON lên n lần thì Counter sẽ đếm n lần, khi đến giá trị đặt Counter không đếm nữa và giữ nguyên trạng thái, chỉ khi có một tín hiệu Reset Counter thì giá trọ Counter được đưa về 0.
>>> Xem thêm robot nachi, robot abb